Sunday, March 3, 2013
Những cư sử cần tránh trong giao tiếp
Những cư sử cần tránh trong giao tiếp.Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng và cần thiết trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Không chỉ vậy, kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố then chốt quyết định thành công trong sự nghiệp của bạn.
Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý đến kỹ năng giao tiếp của mình. Và một phần không thể thiếu trong giao tiếp chính là “body language” – ngôn ngữ cơ thể. Hãy chú ý đến cư xử, hành động trong giao tiếp của bạn. Bởi vì, người nghe có thể đưa ra nhận xét hoặc đánh giá về bạn chỉ qua hành động.
Để đảm bảo một cuộc đối thoại thành công, hãy cẩn trọng với hành vi của mình. Dưới đây là 5 hành vi nên tránh trong giao tiếp. Góc Kỹ Năng hy vọng nó sẽ là thông tin bổ ích dành cho bạn!
1. “Khoa chân múa tay” không ngừng
Nói cùng với hành động của tay là điều tự nhiên và đôi khi nó thể hiện sự nhiệt tình, hứng khởi. Tuy nhiên, nó có thể mang lại hiệu ứng ngược nếu bạn quá lạm dụng và không làm đúng cách.
Nghiên cứu cho rằng: “Cử chỉ của tay chỉ nên giới hạn trong khung cơ thể. Nếu tay bạn vươn quá ngang vai, người nghe sẽ nghĩ rằng bạn đang mất bình tĩnh”. Ngoài ra, tay vận động không ngừng cũng khiến người nghe bị xao nhãng.
2. Chạm tay lên mặt
Bạn nên tránh chạm tay xung quanh mặt: “Người ta cho rằng chạm tay lên mặt đồng nghĩa với việc bạn đang che giấu điều gì đó. Nhiều người tin vào điều này, vì thế bạn nên chú ý”. (Cho dù bạn không tin, nhưng người khác tin như vậy thì sao, bởi đó là quyền của họ!). Ngoài ra, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện thay vì nhìn vào môi vì hành động đó có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái.
3. Tư thế ngồi cứng nhắc
Ngồi thẳng là tư thế đúng nhưng bạn cũng không nên quá cứng nhắc, ngồi nghiêm và quá thẳng. Hãy thoải mái nếu bạn không muốn bị mang tiếng là người cứng nhắc và bảo thủ. Để biết mình có ngồi đúng tư thế hay không, hãy chụp lại ảnh, từ đó có điều chỉnh thích hợp. Ngoài ra, tư thế, dáng vẻ tùy thuộc vào trang phục cũng là vấn đề đáng quan tâm.
4. Khoanh tay
Khoanh tay trước ngực là hành động thể hiện sự kiêu căng và bất lịch sự. Còn khoanh tay trên bàn lại là tư thế thụ động và thiếu tự tin. “Học theo những người có sức lôi cuốn, bạn nên đặt tay một cách thoải mái ở trên bàn và để người khác có thể nhìn thấy chúng”, các chuyên gia đưa ra lời khuyên. – Bạn cũng nên hơi hướng người về phía trước một chút để thể hiện rằng mình thực sự chú ý và quan tâm tới những gì người khác nói. Ngược lại, khoanh tay thể hiện sự “thủ thế”, nghi ngại và không có hứng thú. (Bạn cũng có thể dựa vào tư thế này của họ để biết mình có được sự cảm tình (hài lòng) từ họ hay không). – “Nếu họ ngả người ra phía sau hay khoanh tay và tựa vào ghế, bạn nên cân nhắc lại câu chuyện của mình và giải thích thêm về vấn đề đó”.
5. Phán đoán tâm lý qua ánh mắt
Ngoài ngôn ngữ cử chỉ, bạn có thể dựa vào ánh mắt để phán đoán tâm lý của người giao tiếp với bạn. Từ đó bạn sẽ biết mình có đang đi đúng hướng hay không để có thể điều chỉnh chính mình và đạt được kết quả như ý.
- Dấu hiệu tích cực khi ánh mắt nhìn trực tiếp vào mắt bạn: Liên lạc qua ánh mắt là một dấu hiệu tốt. Nó cho thấy bạn đã tạo sự kết nối và vẫn tiếp tục thu hút được sự chú ý;
- Nháy mắt đồng bộ với bạn: Đây cũng là biểu hiện của sự tương tác tích cực. Khi có cảm tình với bạn, họ sẽ nháy mắt chậm và thậm chí theo nhịp cùng với những cái nháy mắt của bạn.
- Nghiêng đầu và nhìn sang bên cạnh, nhìn sang bên phải và xuống dưới: có nghĩa là anh/ cô ấy thật sự lắng nghe những gì bạn nói. (Có thể bạn nói điều gì đó thú vị khiến họ phải suy nghĩ về nhận xét của bạn).
- Dấu hiệu cho thấy quan hệ giao tiếp đang đi chệch hướng nếu ánh mắt của họ hướng lên trên: Ánh mắt hướng lên trên cho thấy họ đang tìm cách che giấu một sự thật nào đó (như thất vọng về điều bạn vừa nói chẳng hạn);
- Liếc về một phía: Nếu người nghe có dấu hiệu này tức là lời bạn vừa nói không làm họ hài lòng (có thể họ đang cảm thấy khó chịu);
- Liên lạc qua ánh mắt căng thẳng và lâu (đôi khi họ thở dài): Đó là do họ cảm thấy buồn tẻ và mệt mỏi trước những phát biểu của bạn.
Liên lạc qua ánh mắt là sự tương tác hai chiều trong giao tiếp, và người khác cũng có thể đọc được suy nghĩ, đoán được tâm lý của bạn. Nếu trong đầu bạn nghĩ rằng: “Cuộc nói chuyện này thật tẻ nhạt, mình muốn nhanh chóng kết thúc cho rồi!”, – nó có thể biểu hiện qua ánh mắt của chính bạn và họ cũng sẽ thấy được.
Do đó, hãy nhận biết để lưu ý về những suy nghĩ của mình và bạn nên cẩn trọng các hành vi cử chỉ khi giao tiếp để tránh bị hiểu lầm.
Mong rằng những thông tin thú vị về “ngôn ngữ” từ các hành vi trong giao tiếp trên sẽ giúp bạn trong việc hình thành thói quen hữu ích cho mình. Ngoài ra, thông tin trên cũng có thể giúp bạn đưa ra nhận xét khách quan về đối phương để có thể đưa ra phương pháp giao tiếp phù hợp nhất
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment